Cách phân biệt 3 loại gỗ MDF, MFC và HDF

Ngày nay, các sản phẩm nội thất gia đình, văn phòng hay showroom được sản xuất khá nhiều từ vật liệu gỗ công nghiệp MDF, MFC và HDF. Nhưng thực tế thì hầu hết mọi người đều chưa thể phân biệt được sự khác biệt giữa ba loại gỗ này. Hôm nay Nội Thất Mộc Cộng Hòa sẽ giúp quý khách hàng hiểu hơn về 3 loại vật liệu này với bài viết dưới đây.

1. Gỗ MDF

MDF là viết tắt của Medium density fiberboard. Gỗ MDF được sản xuất từ những loại gỗ rừng ngắn hạn. Tùy thuộc vào khí hậu của mỗi quốc gia và khu vực sống khách nhau. Các loại cây dùng làm nguyên liệu sản xuất gỗ sẽ khác nhau sao cho phù hợp từng vùng.

Nguyên liệu cơ bản của gỗ MDF: chất kết dính, sợi bột gỗ, parafin, bột độn vô cơ và chất bảo vệ gỗ (chất chống mốc, mối mọt).

Quy trình sản xuất: Có thể dùng cây hoặc cành cây nghiền thành bột mịn, còn gọi là bột gỗ sau đó trộn đều bột gỗ với keo theo tỉ lệ nhất định. Tiếp đến, dàn đều hỗn hợp và đưa vào máy ép có gia nhiệt để ép thành ván với độ dày linh hoạt từ 2,5mm – 25mm.

Kích thước: Ván MDF được tiếp tục đưa qua dây chuyền đến vị trí máy cắt và cắt thành 3 khổ ván với kích thước khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng: 1830*2440, 1530*2440, 1220*2440.

Phân loại: Gỗ MDF được chia làm 2 loại gỗ MDF thường và MDF cốt xanh chống ẩm.

  • Gỗ MDF Thường: Có màu rơm vàng nhạt, bề mặt được chà nhám tiêu chuẩn nhẵn mịn. Dễ dàng thao tác và xử lý như sơn hoặc dán phủ các loại bề mặt khác. Không thích hợp sử dụng tại những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước và nơi có độ ẩm cao.
  • Gỗ MDF cốt xanh chống ẩm: có màu xanh nhạt, bề mặt cũng được chà nhám nhẵn mịn như MDF thường. Tuy nhiên MDF lõi xanh có tính năng ưu việt hơn đó là chống nước vượt trội, độ co giãn, đàn hồi tốt. Có thể chống nước ở khu có độ ẩm cao mà vẫn đảm bảo độ dãn khi nhiệt độ tăng.

Ưu điểm:

  • MDF có độ bám sơn, vecnee cao thường được sử dụng cho những sản phẩm nội thất cần nhiều màu sắc như phòng ngủ, nội thất cửa hàng, văn phòng…
  • MDF có thể phủ sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc.
  • MDF có thể uốn đáp ứng các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển.
  • MDF rất dễ gia công.
  • Cách âm, cách nhiệt tốt, ít bị cong vênh, mối mọt như gỗ tự nhiên là một số ưu điểm khác của loại gỗ này.
  • Giá gỗ MDF khá là hợp lý.
  • Gỗ MDF có cấu tạo rất đồng nhất nên khi cắt, cạnh cắt không bị sứt mẻ.
  • Bề mặt MDF phẳng và nhẵn nên có thể dễ dàng được sơn hoặc phủ Melamine hay Laminate.
  • Sản lượng khá ổn định và thời gian gia công nhanh nên gỗ MDF thích hợp với việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm giống nhau, giúp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm.
  • Bề mặt MDF rộng hơn nhiều so với gỗ tự nhiên nên tiện dụng cho việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm có kích thước lớn mà không phải chắp nối

Nhược điểm:

  • Gỗ MDF thông thường có khả năng chịu nước kém. Tuy nhiên, nhược điểm này có thể được cải thiện bằng cách sử dụng gỗ MDF chống ẩm thay thế.
  • Gỗ MDF có độ cứng thấp nên khá dễ bị mẻ cạnh.
  • Gỗ MDF có hạn chế về độ dày nhất định nên khi cần sản xuất những sản phẩm có độ dày lớn thì thường phải ghép nhiều tấm ván lại với nhau.
  • Không thể trạm trổ được các họa tiết lên bề mặt gỗ MDF như gỗ tự nhiên. Chúng ta chỉ có thể tạo màu sắc và hoa văn bằng cách ép, dán các bề mặt trang trí lên trên.

Ứng dụng của gỗ MDF:
Gỗ MDF có ưu điểm là rất dễ thi công và tạo ra được nhiều kiểu dáng khác nhau. Do đó được ứng dụng nhiều trong sản xuất tủ kệ shop, giường ngủ, tủ bếp, bàn ghế văn phòng…

2. Gỗ MFC

MFC là chữ viết tắt của Melamine Faced Chipboard, có nghĩa là ván gỗ dăm ( OSB, PB) phủ lớp nhựa Melamine lên bề mặt.

Nguyên liệu: dùng để sản xuất gỗ MFC là các loại gỗ rừng trồng có thời gian thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su…

Quy trình sản xuất: Gỗ sau khi thu hoạch sẽ được đưa vào máy băm thành các dăm gỗ nhỏ. Rồi sấy ở một mức nhiệt độ quy định, sàng lọc các dăm có kích thước giống nhau. Trộn lẫn với keo, ép tạo độ dày 7ly, 9ly, 12ly, 15 ly, 18ly, 25 ly…thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao. Sau cùng sẽ được phủ lên mặt một lớp Melamin để bảo vệ. Lớp này có tác dụng thẩm mỹ, chống trầ xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFc có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.

Kích Thước: Gỗ MFC có nhiều kích thước khác nhau nhưng phần lớn độ dày gỗ tiêu chuẩn được sử dụng là 18mm và 25mm. Kích thước tấm ván theo quy chuẩn là 1220mm*2440mm.

Phân loại: Gỗ MFC được chia làm 2 loại MFC thường và MFC cốt xanh chống ẩm.

  • Gỗ MFC thường: Dùng để gia công các sản phẩm văn phòng như bàn học, bàn văn phòng, tủ tài liệu…
  • Gỗ MFC cốt xanh: Do được cấu tạo biệt có khả năng chống ẩm. MFC cốt xanh thường được sản xuất các sản phẩm nội thất như toilet, tủ bếp…

Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được ván gỗ MFC do có đặc điểm nổi bật là không mịn, thô ráp. Cốt gỗ ván dăm được phân biệt qua màu sắc như cốt trắng, cốt xanh, cốt đen…

Ưu điểm:

  • Chống cong vênh, mối mọt khá tốt.
  • Phù hợp với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều của nước ta.
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt
  • Tuổi thọ từ 10 -15 năm, ít thay đổi chất lượng theo thời gian
  • Dễ dàng vệ sinh do bề mặt Melamine nhẵn, phẳng , trơn

Nhược điểm:

  • Khả năng chịu nước thấp. Có khả năng bị bung và hở ván nếu tiếp xúc với nước lâu ngày.
  • Khả năng chịu mài mòn không tốt bằng các loại khác
  • Hạn chế về độ dày.

Ứng dụng của gỗ MFC:

Gỗ MFC dùng nhiều cho nội thất văn phòng, nhà ở, trường học, bệnh viện…

Gỗ MFC có nhiều gam màu từ các gam màu đơn sắc mang tính hiện đại, tinh tế như đen, trắng nâu,… cho tới các gam màu rực rỡ đỏ, cam…nên được thiết kế để sản xuất nội thất văn phòng khá nhiều.

3. Gỗ HDF

HDF là chữ viết tắt của High Density Fiberboard.

Nguyên liệu: Gỗ HDF được tạo thành từ 80-85% chất liệu là gỗ tự nhiên. Phần còn lại là các chất phụ gia làm tăng độ kết dính cho gỗ. Lõi gỗ có thể xanh hoặc trắng tùy vào nguyên liệu đầu vào. Màu của lõi gỗ không làm ảnh hưởng đến chất lượng gỗ.

Quy trình sản xuất: Gỗ HDF được làm từ gỗ tự nhiên rừng nguyên khối được nghiền thành bột. Luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao từ 1000 – 2000 độ C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô trên dây chuyền công nghệ cao.

Tiếp đến bột gỗ được trộn với chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt. Bột gỗ được ép định hình thành tấm có kích thước 2000mm*2400mm, có độ dày từ 6mm đến 24mm.

Cách phân biệt gỗ HDF: Gỗ HDF khi nhìn bằng mắt thường sẽ toát lên màu sắc sáng và đồng nhất. Sờ bằng ta sẽ cảm nhận được độ cứng mịn, nhẵn và phẳng của gỗ.

Ưu điểm:

  • Gỗ HDF có khả năng cách âm khá tốt và khả năng chịu nhiệt cao. Do đó thường được sử dụng cho các sản phẩm nội thất phòng học, phòng ngủ…
  • Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mối mọt. Gỗ HDF khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
  • Lượng màu sơn HDF rất đa dạng, không ngừng tăng lên. Việc này rất thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu.
  • HDF có bề mặt nhẵn bóng và thống nhất.
  • Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ DHF có khả năng chống ẩm tốt hơn MDF. Đặc biệt là cứng nhất trong 3 loại.

Nhược điểm:

  • Khả năng chống thấm nước kém.
  • Đồ dày và độ dẻo dai hạn chế.
  • Một số loại gỗ có hại với sức khỏe người dùng.
  • Không trạm trổ được các chi tiết cầu kì như gỗ tự nhiên.

Ứng dụng của gỗ HDF:

Sử dụng gỗ công nghiệp HDF là giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời. Bên cạnh đó do tính ổn định và mật độ mịn nên sử dụng làm sàn gỗ rất tốt. Tuy nhiên thì gỗ HDF có giá thành khá là cao.

Mong rằng với bài viết trên của Nội thất Mộc Cộng Hòa. Các bạn đã có cái nhìn rõ hơn về 3 loại gỗ MDF, HDF, MFC và có sự lựa chọn cho riêng mình. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn về nội thất hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 090.344.6565. Chúng tôi sẽ giải đáp và tư vấn tất cả các yêu cầu của các bạn.

Tags: